Thủ tục công chứng khai nhận di sản thừa kế được quy định tại Điều 58 Luật Công chứng năm 2014 như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người yêu cầu công chứng hoàn thiện hồ sơ (tại văn phòng công chứng sẽ có nhân viên hướng dẫn cho người yêu cầu công chứng thực hiện hồ sơ) và nộp trực tiếp tại nơi thực hiện công chứng (phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng).

Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
* Nếu hồ sơ được nhận bởi bộ phận tiếp nhận hồ sơ thì bộ phận tiếp nhận sau khi nhận hồ sơ của người yêu cầu công chứng sẽ chuyển hồ sơ cho công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng;
* Nếu công chứng viên trực tiếp nhận thì sẽ thực hiện việc kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng ngay sau khi đã tiếp nhận;
+ Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đã đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên sẽ thụ lý và ghi vào sổ công chứng;
+ Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng chưa đầy đủ, công chứng viên ghi phiếu hướng dẫn bao gồm các giấy tờ cần bổ sung và yêu cầu người yêu cầu công chứng bổ sung;
+ Trường hợp hồ sơ không đủ cơ sở pháp luật để giải quyết, công chứng viên sẽ giải thích rõ lý do, nếu người yêu cầu công chứng không giải quyết vấn đề sau khi công chứng viên đã giải thích và hướng dẫn thì công chứng viên có thể từ chối tiếp nhận hồ sơ.
Trong trường hợp phát sinh thêm các vấn đề khác liên quan, công chứng viên báo cáo trưởng văn phòng xin ý kiến thực hiện;
Bước 3: Thực hiện niêm yết
+ Tổ chức hành nghề công chứng niêm yết việc thụ lý công chứng khai nhận di sản thừa kế tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó:
* Trường hợp di sản khi nhận gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện tại nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó và tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản;
* Trường hợp di sản khai nhận chỉ gồm có động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết.
+ Thời hạn niêm yết tại Ủy ban nhân dân cấp xã là 15 ngày;
+ Ủy ban nhân dân cấp xã nơi niêm yết có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết và bảo quản việc niêm yết trong thời hạn niêm yết;
+ Trường hợp việc văn bản khai nhận di sản được niêm yết có khiếu nại, tố cáo, công chứng viên sẽ giải thích, hướng dẫn cho người dân liên hệ tòa án có thẩm quyền để giải quyết nếu nội dung khiếu nại, tố cáo là có cơ sở;
+ Nếu hết thời hạn niêm yết mà không nhận được khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc văn bản khai nhận di sản thì thụ lý giải quyết hồ sơ.
Bước 3: Soạn thảo và ký văn bản
+ Trường hợp văn bản đã được người yêu cầu công chứng soạn thảo sẵn: Công chứng viên kiểm tra dự thảo văn bản, nếu trong dự thảo văn bản có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội hoặc nội dung của văn bản không phù hợp quy định của pháp luật, công chứng viên đảm nhận thực hiện công chứng cho người yêu cầu công chứng sẽ chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng;
+ Trường hợp người yêu cầu công chứng đề nghị công chứng viên soạn thảo văn bản: Công chứng viên sẽ tiến hành soạn thảo văn bản khai nhận di sản thao quy định phát luật;
+ Người yêu cầu công chứng tự đọc lại văn bản dự thảo hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng. Trường hợp người yêu cầu công chứng có yêu cầu sửa đổi, bổ sung, công chứng viên xem xét và tiến hành thực hiện việc sửa đổi, bổ sung ngay sau đó hoặc đặt lịch hẹn;
+ Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong dự thảo văn bản, công chứng viên sẽ tiến hành hướng dẫn người yêu cầu công chứng ký vào từng trang của văn bản.
Bước 4: Ký chứng nhận
Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ theo quy định để đối chiếu trước khi ký và ghi lời ký xác thực vào từng trang của văn bản và chuyển bộ phận thu phí của tổ chức hành nghề công chứng.
Bước 5: Trả kết quả công chứng
Bộ phận thu phí của đơn vị hành nghề công chứng hoàn tất việc thu phí, thù lao công chứng và chi phí khác theo quy định, đóng dấu và hoàn trả lại hồ sơ cho người yêu cầu công chứng.
Với chia sẻ trên, hy vọng đã giúp bạn nắm rõ thủ tục công chứng khai nhận di sản thừa kế mình đang tìm hiểu. Nếu bạn có nhu cầu cần tư vấn chi tiết hơn, bạn có thể gọi đến văn phòng công chứng Trần Thanh Hải, nhân viên của chúng tôi sẽ tư vấn tận tình cho bạn. Với mục tiêu trở thành văn phòng công chứng quận Bình Tân chất lượng và uy tín hàng đầu tại quận Bình Tân, chúng tôi sẽ mang đến bạn dịch vụ công chứng di sản thừa kế hài lòng và tin cậy tuyệt đối.